Form cover
Trang 1 của 6

Bài test tự đánh giá mức độ well-being dành cho Mẹ có con nhỏ (0–6 tuổi)

Chào bạn, bạn chuẩn bị làm bài đánh giá mức độ well-being dành cho Mẹ có con 0-6 tuổi. Chỉ mất 5-7 phút để bạn có cái nhìn tổng quát về mức độ Well-being của bản thân. Bạn sẽ nhận được kết quả và chỉ dẫn ngay sau khi làm xong để biết nên ưu tiên điều chỉnh hoặc tìm kiếm hỗ trợ ra sao.

Họ và tên

Email (Vui lòng điền đúng để nhận thêm sự hỗ trợ sau khi có kết quả)

Năm sinh của bạn

Bạn có mấy người con

Con nhỏ nhất của bạn trong độ tuổi nào

Con nhỏ nhất của bạn trong độ tuổi nào

Mô tả nào sau đây đúng nhất về bạn

Mô tả nào sau đây đúng nhất về bạn

Bài test dựa trên các cơ sở lý thuyết:

Bài test kế thừa các cơ sở lý thuyết và các thang đo khoa học uy tín: PERMA (Martin Seligman), Ryff’s Psychological Well-being, Parental Burnout Assessment, WHO-5 Well-being Index, Work-Family Conflict Scale, nghiên cứu về well-being hậu sản và nuôi con nhỏ (WHO, UNICEF, APA). Dữ liệu này dùng cho mục đích cung cấp phản hồi cá nhân về mức độ well-being; phân tích tổng quan để cải thiện sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tinh thần cho các mẹ.

Phần 1: Sức khoẻ thể chất

Không đúng với tôi
Phần nào đúng với tôi
Đúng với tôi
1. Tôi thường xuyên cảm thấy kiệt sức về thể chất (uể oải, thiếu năng lượng) sau khi chăm con, làm việc, lo việc nhà
2. Giấc ngủ của tôi kém chất lượng, tôi dễ thức hoặc phải thức để chăm con và không thể an tâm ngủ sâu.
3. Tôi có các triệu chứng thể chất dai dẳng (đau lưng, đau người, mệt mỏi) ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày
4. Tôi thấy mình giảm ham muốn tình dục, mất hứng thú khi sinh hoạt tình dục
5. Tôi thấy mình nhạy cảm hơn, dễ cáu gắt hơn, có lúc khóc thầm hoặc bật khóc

Phần 2: Sức khoẻ tinh thần - cảm xúc

Không đúng với tôi
Phần nào đúng với tôi
Đúng với tôi
6. Tôi có cảm giác tội lỗi hoặc tự trách nếu không chăm sóc con được “hoàn hảo".
7. Tôi đôi lúc cảm thấy cô đơn hay lạc lõng với những khó khăn của mình trong hành trình làm mẹ.
8. Tôi hay lo lắng, căng thẳng, hoặc thấy quá tải về các trách nhiệm (nuôi con, công việc, gia đình...)
9. Tôi thấy mình ít niềm vui, ít hứng thú với các hoạt động thường ngày, kể cả những gì trước đây tôi từng thích.
10. Khi tôi phạm sai lầm trong việc chăm sóc nuôi dạy con, tôi có thể nhẹ nhàng tự tha thứ và học từ kinh nghiệm thay vì quá khắt khe với bản thân
11. Tôi đặt ra tiêu chuẩn rất cao cho bản thân trong vai trò làm mẹ, và căng thẳng nếu không đạt được

Phần 3: Mối quan hệ – hỗ trợ xã hội

Không đúng với tôi
Phần nào đúng với tôi
Đúng với tôi
12. Chồng tôi chia sẻ công việc, thấu hiểu và hỗ trợ tôi trong việc chăm sóc con và gia đình.
13. Con tôi hay quấy khóc/ốm vặt, khiến tôi thường xuyên căng thẳng và lo lắng về sức khoẻ bé.
14. Tôi nhận được sự hỗ trợ thực tế (chia sẻ việc chăm con, nhà cửa) hoặc hỗ trợ tinh thần (lắng nghe, an ủi) từ chồng/người thân.
15. Tôi cảm thấy cô đơn hoặc không ai xung quanh thực sự thấu hiểu những khó khăn, áp lực tôi đang trải qua.
16. Trong gia đình, tôi thường xuyên gặp xung đột, tranh cãi khiến tinh thần tôi bị ảnh hưởng.
17. Tôi ít tham gia hội nhóm hoặc không có cơ hội kết nối cộng đồng (bạn bè, hàng xóm, nhóm mẹ...), khiến tôi nhiều lúc thấy bế tắc, thiếu hỗ trợ.

Phần 4: Mối quan hệ gia đình - công việc

Không đúng với tôi
Phần nào đúng với tôi
Đúng với tôi
18. Tôi cảm thấy khó cân bằng giữa công việc (văn phòng, freelance, kinh doanh...) và chăm sóc con nhỏ, hay bị xung đột lịch hoặc áp lực.
19. Tôi thường lo lắng về tài chính (tiền tã, sữa, học phí) khiến tôi căng thẳng, khó tập trung công việc.
20. Tôi luôn phải nỗ lực chứng tỏ năng lực trong công việc, sự nghiệp vì sợ bị đánh giá thấp do chăm con
21. Việc xoay xở công việc và chăm sóc con khiến tôi thường xuyên thiếu ngủ hoặc ăn uống không điều độ

Phần 5: Cách bạn chăm sóc bản thân, duy trì năng lượng, và nuôi dưỡng mục tiêu, giá trị bên cạnh vai trò làm mẹ

Không đúng với tôi
Phần nào đúng với tôi
Đúng với tôi
22. Tôi có những khoảng thời gian/hoạt động để tái tạo năng lượng (ví dụ: nghỉ ngơi, sở thích cá nhân, gặp gỡ bạn bè…).
23. Tôi cảm thấy có động lực và niềm vui khi nghĩ về tương lai của bản thân và con.
24. Tôi có những mục tiêu hoặc ước mơ riêng cho bản thân, bên cạnh vai trò làm mẹ.
25. Tôi hài lòng với hành trình làm mẹ và những nỗ lực mà mình đã bỏ ra.
26. Tôi cảm thấy cuộc sống của tôi có ý nghĩa và mục đích.
27. Tôi có một lịch sinh hoạt (routine) hàng ngày ổn định, giúp tôi duy trì sức khoẻ và giảm căng thẳng.

Phần 6: Hiểu rõ phản ứng tâm lý và hành vi của mẹ khi căng thẳng

Không đúng với tôi
Phần nào đúng với tôi
Đúng với tôi
28. Khi gặp khó khăn, tôi thường chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc với chồng, gia đình hoặc bạn bè.
29. Tôi chủ động tìm kiếm thông tin hoặc giải pháp (đọc sách, tham gia khoá học, hỏi chuyên gia) để vượt qua áp lực.
30. Khi căng thẳng, tôi dễ mất bình tĩnh (cáu gắt, la mắng con, giận dữ)

Trong 3 tháng tới, bạn cảm thấy mức độ cấp thiết của nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tinh thần của bản thân đang ở mức độ nào? (0 = Không cần thiết, 5 = Rất cấp thiết)

Trong 3 tháng tới, bạn cảm thấy mức độ cấp thiết của nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tinh thần của bản thân đang ở mức độ nào? (0 = Không cần thiết, 5 = Rất cấp thiết)

Bạn có sẵn lòng để chia sẻ và nhờ sự giúp đỡ từ một người hoặc chuyên gia về tình trạng sức khoẻ tinh thần và cảm xúc của mình không

Bạn có sẵn lòng để chia sẻ và nhờ sự giúp đỡ từ một người hoặc chuyên gia về tình trạng sức khoẻ tinh thần và cảm xúc của mình không

Nếu bạn cân nhắc, thì vì sao?